Công cụ tính điện mặt trời giúp biết được công suất hệ thống, diện tích lắp đặt, chi phí cũng như khả năng tiết kiệm cho gia đình và doanh nghiệp của bạn. Hãy nhập thông tin tiền điện để biết được hệ thống năng lượng mặt trời phù hợp với nhu cầu của bạn, tránh lãng phí công suất điện dư thừa trong trong gia đoạn không được bán điện lên lưới hiện nay.
Công cụ tính điện mặt trời cơ bản
Nếu muốn hiểu rõ hơn về từng phương án lắp đặt, chi phí, thiết bị cũng như lợi ích kinh tế lâu dài và thời gian hoàn vốn của hệ thống, hãy tiếp tục sử dụng công cụ tính nâng cao.
Công cụ tính điện mặt trời nâng cao
Chức năng của công cụ tính điện mặt trời nâng cao
- Được xây dựng trên nền tảng Excel 365 quen thuộc, công cụ tính điện mặt trời của NCSE hỗ trợ khách hàng ước tính công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng giúp tối ưu hóa sản lượng hệ thống.
- Lựa chọn loại mái nhà: mái ngói, mái tôn hay mái bằng, so sánh các phương án lắp đặt thiết bị thông thường hay cao cấp, có lưu trữ hay không có lưu trữ để biết được chính xác chi phí hệ thống cũng như thời gian hoàn vốn
- Tính toán chính xác sản lượng hệ thống dựa trên thông số bức xạ mặt trời tại địa phương & nhu cầu tiêu thụ của khách hàng.
- Đề xuất loại inverter và số lượng tấm pin khách hàng có thể sử dụng cho hệ thống của mình.
- Các biểu đồ sản lượng điện mặt trời & biểu đồ dòng tiền trực quan giúp dễ dàng phân tích kinh tế của hệ thống.
Để làm quen với cách sử dụng công cụ tính nâng cao, hãy tìm hiểu thêm Hướng dẫn sử dụng bên dưới.
Hướng dẫn sử dụng
- Bước 1: Trong mục Thông số cần nhập ở đầu bảng tính, hãy nhập số tiền điện mà bạn đang phải trả hàng tháng trên hóa đơn điện.
VD: 3.000.000đ - Bước 2: Lựa chọn biểu giá điện. Thông thường, các hộ gia đình sẽ sử dụng điện Sinh hoạt, các công ty và doanh nghiệp sử dụng điện Kinh doanh
- Bước 3: Lựa chọn tỷ lệ điện dùng ban ngày tương ứng với thực tế của gia đình bạn.
VD: nếu gia đình đi làm cả ngày, tỷ lệ dùng ban ngày sẽ khoảng 20%, nếu gia đình có người ở nhà, tỷ lệ dùng ban ngày sẽ khoảng 40%, nếu có hoạt động kinh doanh sử dụng nhiều điện vào ban ngày, hãy chọn 60% đến 80%. - Bước 4: Chọn loại mái nhà và khu vực dự kiến sẽ lắp điện mặt trời. Đối với nhà mái tôn hoặc mái ngói, có thể lắp tấm pin mặt trời trực tiếp áp vào mái. Nếu nhà mái bằng, có thể lắp một hệ khung sắt cao để đỡ tấm pin, chi phí sẽ cao hơn so với áp vào mái.
- Bước 5: Chọn thiết bị mà bạn muốn dùng cho hệ thống của mình. Các thiết bị điện năng lượng mặt trời của Trung Quốc có chất lượng tốt, giá thành phải chăng trong khi các thiết bị của Châu Âu, Mỹ sẽ có giá cao và nhiều tính năng phụ hơn.
Bước 6: Nếu muốn lắp bộ lưu trữ đi kèm để tối ưu hóa lượng điện sử dụng , bạn có thể chọn công suất lưu trữ trong phần Nhu cầu lưu trữ điện. Hệ thống lưu trữ 5 KWP có thể giúp các thiết bị quan trọng hoạt động trong nhà như modem, quạt, máy bơm, thiết bị y tế trong khoảng vài tiếng đồng hồ. Các hệ lưu trữ lớn hơn giúp nhiều thiết bị hoạt động trong khoảng thời gian dài hơn - Sau khi nhập đầy đủ các thông tin, phần Kết quả sẽ hiện ra các thông số tổng quan, chi phí, thiết bị cũng như hiệu quả tài chính và tỷ lệ đáp ứng của hệ thống điện mặt trời.
- Biểu đồ tiêu thụ và biểu đồ dòng tiền bên phải bảng tính giúp dễ dàng hình dung sản lượng trong ngày và khả năng tiết kiệm về lâu dài của hệ thống.
Sau cùng, bạn có thể tiếp tục điều chỉnh các thông số đầu vào để có được phương án mong muốn.
Sau khi tính toán được phương án tối ưu cho mình, quý Khách hàng có thể liên hệ NCSE để được tư vấn các bước tiếp theo để có thể lắp đặt một hệ thống điện mặt trời hoàn chỉnh.
CMO – Kinh nghiệm 05 năm giám đốc marketing cho các công ty điện mặt trời hàng đầu Việt Nam, Giảng viên đại học ngành kinh tế.