Các chính sách điện mặt trời trong năm 2024

Thông tin cập nhật mới nhất

  • 19/10/2024: Thủ tướng yêu cầu khẩn trương thực hiện hiệu quả nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp và ngay trong hôm nay (19/10) phải ban hành nghị định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà
  • 17/10/2024: Trong báo cáo gửi Chính phủ về dự thảo nghị định quy định chính sách, khuyến khích điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, Bộ Công thương đề xuất Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là bên mua duy nhất.

Tình hình pháp lý điện mặt trời tại Việt Nam

Tình hình pháp lý và chính sách điện mặt trời tại Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Để triển khai dự án điện mặt trời, các nhà đầu tư hiện cần tuân thủ nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, bao gồm việc đăng ký giấy phép phát điện từ Bộ / Sở Công Thương, đảm bảo phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và địa phương, và trải qua các bước thẩm định về kỹ thuật, tài chính, môi trường. Quy trình cấp phép và triển khai thường mất từ 12 đến 18 tháng, tùy thuộc vào quy mô dự án.

Về chính sách mua bán điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) là đơn vị ký kết các hợp đồng mua bán điện (PPA) với các nhà đầu tư, thường kéo dài 20 năm. Giá bán điện trước đây được điều chỉnh theo cơ chế giá FIT1 & FIT2, nhưng từ sau năm 2020, Chính phủ đang xem xét thay thế bằng cơ chế đấu thầu giá cạnh tranh và vẫn đang trong quá trình xây dựng dự thảo hướng dẫn chi tiết.

Năng lượng mặt trời NCSE - quang canh cuoc hop anh vgp 1630

TỔNG HỢP CHÍNH SÁCH ĐIỆN MẶT TRỜI TRONG NĂM 2024

Từ khi Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 đến nay, đã có nhiều văn bản được nhà nước và các sở, ban, ngành ban hành để cụ thể hóa các chính sách và hướng dẫn các đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện các nội dung liên quan đến năng lượng nói chung và năng lượng mặt trời nói riêng.

Đặc biệt trong năm 2024, vấn đề quản lý các các chính sách liên quan đến đầu tư, lắp đặt, mua bán điện mặt trời đặc biệt được các cơ quan chức năng quan tâm và đẩy mạnh giải quyết các vấn đề vướng mắc, tồn tại những năm qua.

Những định hướng, chỉ đạo này hy vọng sẽ mang đến cho doanh nghiệp và người tiêu dùng các cơ sở pháp lý rõ ràng cũng như những cơ chế khuyến khích để góp phần tăng cường, đẩy mạnh sự phát triển của điện mặt trời, một nguồn năng lượng quan trọng, cốt lõi cho quá trình xanh hóa, cắt giảm carbon, hướng đến Net Zero tại Việt Nam.

Những văn bản liên quan đến điện mặt trời trong từ đầu năm 2024 đến nay:

Văn bảnNội dung
Quyết định 215/QĐ-TTg ngày 01/03/2024 của Thủ tướng Chính phủ
Link: Quyết định số 215/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
Phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nội dung chính bao gồm việc tăng cường tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng quốc gia, với mục tiêu đạt từ 15-20% vào năm 2030 và 65-70% vào năm 2045. Đồng thời, chiến lược cũng nhấn mạnh phát triển hệ thống điện thông minh và nâng cao khả năng kết nối với lưới điện khu vực.
Thông báo 356/TB-VPCP ngày 30/07/2024 Văn phòng Chính phủ
Link: Thông báo 356/TB-VPCP
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu và Đề án thí điểm phát triển điện gió ngoài khơi
Thông báo số 387/TB-VPCP ngày 16/08/2024 của Văn phòng Chính phủ
Xem bản gốc tại đây: Thông báo số 387/TB-VPCP
Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về việc xây dựng, ban hành Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Công văn 6391/VPCP-CN ngày 07/09/2024 của Văn phòng Chính phủ
Link: Công văn v/v điện mặt trời mái nhà
Tập trung vào chính sách phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu, với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp và hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời để tiêu thụ nội bộ. Công văn cũng đề cập đến các cơ chế tài chính để tạo điều kiện cho việc xử lý lượng điện dư thừa thông qua các chính sách hỗ trợ
Dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (2024) của Chính phủ (cập nhật 21/10/2024)
Link: Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu
Dự thảo Nghị định nêu rõ điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không đấu nối lên lưới điện quốc gia được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất.
Tuy nhiên, đối với trường hợp có đấu nối trên điện lưới quốc gia:
– Với mức công suất lắp đặt dưới 100 kWh thì tổ chức, cá nhân được phát triển không giới hạn, không phải xin phép mà chỉ cần bảo đảm an toàn thiết bị, phòng chống cháy nổ, an toàn công trình.
– Mức công suất lắp đặt từ 100 kWh đến 1.000 kWh thì thực hiện theo phương thức hậu kiểm, và EVN chịu trách nhiệm triển khai các giải pháp kỹ thuật kiểm soát sản lượng điện dư phát lên lưới bảo đảm an toàn hệ thống.
– Mức công suất từ 1.000 kWh trở lên thì thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực.
Tổ chức, cá nhân đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu không dùng hết sẽ được bán lên lưới không quá 20% công suất lắp đặt.

Các văn bản này phần nào phản ánh nỗ lực của Việt Nam trong việc phát triển điện mặt trời, đặc biệt là điện mặt trời áp mái tự sản xuất tự tiêu thụ và thúc đẩy năng lượng tái tạo trong tương lai.


Đăng ký theo dõi Fanpage NCSE để liên tục cập nhật các thông tin mới nhất.
📌 621 Nguyễn Hữu Trí, Tân Túc, Bình Chánh, TPHCM
☎ 0776 780 808
🌎 https://ncse.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *