Tấm pin năng lượng mặt trời: 05 thông tin quan trọng cần biết

Tấm pin năng lượng mặt trời, hay còn được biết đến với các tên gọi khác là tấm pin quang điện hay solar panel trong tiếng Anh, là thành phần quan trọng nhất của mỗi hệ thống điện mặt trời. Chúng có chức năng thu năng lượng mặt trời tự nhiên để chuyển thành nguồn điện một cách thân thiện với môi trường và tiết kiệm chi phí. 

Công nghệ pin mặt trời càng ngày càng phổ biến với già thành phải chăng khiến cho năng lượng mặt trời hiện đã trở thành công nghệ năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới hiện nay, được sử dụng để cung cấp năng lượng cho nhiều nhà dân, doanh nghiệp và thậm chí cho các thành phố lớn tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.          

Năng lượng mặt trời NCSE - 20220707114235 83655

Các tấm pin năng lượng mặt trời cung cấp một giải pháp thay thế xanh hơn các dạng năng lượng khác vì chúng không gây ô nhiễm cũng như phát thải khí nhà kính khi hoạt động. Cùng với một bộ biến tần (inverter) là 02 thành phần chính của hệ thống điện mặt trời để sử dụng trong nhà & doanh nghiệp.

Trong những năm gần đây, do có nhiều tiến bộ trong công nghệ sản xuất tấm pin mặt trời giúp cho hiệu suất hoạt động tăng cao hơn và giá tấm pin đang càng ngày càng rẻ hơn. Tìm hiểu thêm về hệ thống năng lượng mặt trời

1. Các loại tấm pin năng lượng mặt trời

Lựa chọn loại tấm pin mặt trời phụ thuộc vào nhu cầu, không gian và ngân sách.

Hiện nay, các tấm pin không chỉ tiên tiến hơn, hiệu quả hơn mà còn có tính thẩm mỹ cao hơn. Các tấm pin có hiệu suất cao nhất hiện nay đạt lên tới khoảng 22%. Một tấm pin mặt trời phổ thông 500W có giá thành từ 2 đến 3 triệu, có thể sản xuất 2-3 ký điện (KWh) mỗi ngày.
Các loại tấm pin mặt trời chính bao gồm:

• Tấm pin năng lượng mặt trời đơn tinh thể (Mono): là loại pin hiện đại phổ biến nhất, các tấm pin mặt trời loại này có hiệu suất cao và chiếm ít không gian hơn. Tuy nhiên, chúng có giá thành cao hơn.

• Tấm pin năng lượng mặt trời đa tinh thể (Poly): quá trình chế tạo các tấm pin này đơn giản và chi phí thấp hơn. Tuy nhiên, hiệu suất của chúng kém hơn ở các khu vực nhiệt độ cao như Miền Trung và Miền Nam Việt Nam cũng như đòi hỏi nhiều diện tích hơn.

• Tấm pin mặt trời màng mỏng (thin-film):có thiết kế linh hoạt và trọng lượng nhẹ, dễ lắp đặt ở những vị trí không bằng phẳng nhưng ít phổ biến & giá thành cao

Ngói lợp năng lượng mặt trời: tấm pin loại này có hình thức bên ngoài giống như tấm ngói lợp thông thường và đắt hơn đáng kể so với tấm pin quang điện thông thường.

so sánh tấm pin năng lượng mặt trời mono poly và thin-film

2. Tấm pin mặt trời hoạt động khi nào?

Mọi người thường có quan niệm sai lầm phổ biến rằng mặt trời phải chiếu vào tấm pin năng lượng mặt trời để nó hoạt động, điều này không đúng. Tấm pin vẫn có thể sản xuất điện vào những ngày không nắng, nhưng tất nhiên pin sẽ làm việc hiệu quả và cho ra nhiều điện hơn nhiều vào những ngày nhiều nắng.

Tấm pin không thể hoạt động vào ban đêm. Vì vậy, đây là thời điểm hệ thống sẽ tự động chuyển qua sử dụngg nguồn điện lấy từ lưới thông thường.

3. Lợi ích của tấm pin mặt trời là gì?

Thân thiện với môi trường: không tạo ra chất gây ô nhiễm trong khi các tấm pin mặt trời hoạt động, giảm lượng khí thải carbon.

Tiết kiệm chi phí: toàn bộ điện sản xuất ra từ hệ thống điện mặt trời đều hoàn toàn miễn phí và có thể sử dụng để cung cấp năng lượng cho mọi thiết bị trong nhà hoặc doanh nghiệp, giảm hóa đơn điện và giúp tiết kiệm tiền dài hạn.

Hiệu quả lâu dài: tấm pin mặt trời có thể tạo ra năng lượng quanh năm, tuổi thọ tấm pin có thể lên đến 20-30 năm. Để tấm pin hoạt động ổn định lâu dài, chỉ cần thường xuyên vệ sinh bụi bẩn bám trên bề mặt kính.

4. Pin mặt trời có nhược điểm gì?

Chi phí: khoản đầu tư lắp đặt ban đầu khá cao. Mặc dù giá điện mặt trời đã giảm rất nhiều trong những năm qua, chi phí cho một hệ thống điện mặt trời gia đình vẫn lên đến hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, khoản tiết kiệm được từ hóa đơn điện hàng tháng sẽ lớn hơn nhiều lần chi phí ban đầu này. Hiện nay, thời gian hoàn vốn của điện mặt trời là từ 3-4 năm.

Không hoạt động khi cúp điện: Để tấm pin mặt trời có thể hoạt động khi cúp điện, gia đình cần trang bị thêm một bộ lưu trữ, bù lại sẽ khiến chi phí sẽ tăng lên & tính kinh tế giảm xuống.

Sau khi hết vòng đời: Đa số các tấm pin hiện nay đều khó có thể tái chế hoàn toàn sau khi hết tuổi thọ mà cần phải có dây chuyền công nghệ cao và tốn nhiều chi phí để xử lý hoàn toàn các chất thải điện tử trong tấm pin sau khi sử dụng.

Các thiết bị đi kèm: Bản thân các tấm pin sẽ được bảo hành trong khoảng từ 12 – 25 năm. Tuy nhiên, bộ biến tần inverter có thể phải thay thế, sữa chữa sau 5 – 10 năm.

5. Làm thế nào để biết gia đình của tôi cần bao nhiêu tấm pin mặt trời?

Khách hàng cần xem xét tính phù hợp của hệ thống mặt trời với nhà của mình trước khi thực hiện đầu tư. VD: vị trí, hướng mái, diện tích, có bị che khuất quá nhiều bởi cây cối, tòa nhà bên cạnh không,…

Đối với mái nhà 25m2, với hệ thống 5KWP, gia đình có thể tiết kiệm từ 60-70% hóa đơn điện tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng. Đây là công suất hệ thống mà một ngôi nhà trung bình với hóa đơn điện từ 2-3 triệu đồng cần lắp.

Dưới đây là bảng ước tính kích thước, tiêu thụ và công suất điện mặt trời phù hợp:

Diện tích mái15m225m240m250m2
Tiền điện hàng tháng1.000.000 – 2.000.0002.000.000 – 3.000.0003.000.000 – 4.000.0004.000.000 – 5.000.000
Công suất Hệ thống3KWP5KWP8KWP10KWP
Số tấm pin mặt trời6 tấm10 tấm16 tấm20 tấm
Chi phí ước tính40 triệu đồng65 triệu đồng100 triệu đồng120 triệu đồng

Ngoài ra, thương hiệu cũng là một yếu tố người tiêu dùng cần cân nhắc khi lựa chọn tấm pin năng lượng mặt trời. Theo Báo cáo của Renewable Energy Test Center (RETC), Top 08 nhà sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời có chất lượng tốt nhất năm 2023 là:

• Astronergy
• JA Solar
• JinkoSolar
• LONGi Solar
• Qcells
• Runergy
• Trina Solar
• Yingli Solar

Download Báo cáo PV Module Index Report 2023

—————-

Đăng ký theo dõi Fanpage NCSE để liên tục cập nhật các thông tin mới nhất.
📌 621 Nguyễn Hữu Trí, Tân Túc, Bình Chánh, TPHCM
☎ 0776 780 808
🌎 https://ncse.vn